UỐNG NƯỚC MÍA CÓ TỐT KHÔNG

Thường xuyên uống nước mía có tốt không? Nước mía có công dụng gì đối với sức khỏe? Khi uống nước mía cần lưu ý điều gì? Đó là những câu hỏi được đề cập trong bài viết này.

Mía được trồng phổ biến ở các vùng miền của nước ta nên nước mía là loại nước giải khát quen thuộc với khá nhiều người. Nước mía nguyên chất được ép trực tiếp từ thân cây mía, trong thành phần của nước mía có chứa các chất như: Đường saccaro (chiếm đa số), kali, canxi, sắt, magiê, phốt-pho, amino axit, vitamin C, B1, B2, kẽm… Ngoài ra còn có chất xơ tiêu hóa (dietary fiber), chất chống oxy hóa tương tự hợp chất flavonoid và polyphenolic.

Lựa chọn mía đưa về ép lấy nước phải còn tươi (nếu để lâu cây sẽ xốp, đường bị chuyển hóa) cạo sạch vỏ trước khi đưa vào ép. Để chọn được các loại mía ép có chất lượng nước tốt nhất ta nên chọn: Giống mía KK3, ROC … vì những giống này chữ đường cao.

MỘT SỐ CÔNG DỤNG CỦA NƯỚC MÍA

GIẢI KHÁT, BỔ SUNG NĂNG LƯỢNG

Khi làm việc ngoài trời mệt mỏi, hoặc đi dưới trời nắng, cơ thể mất nước chỉ cần uống 1 cốc nước mía thêm 1 miếng quất sẽ cảm thấy tinh thần thoải mái, sảng khoái, mệt mỏi tiêu tan vì nước mía làm tăng lượng đường trong cơ thể một cách tự nhiên. Ngoài ra uống nước mía còn giúp giải rượu hiệu quả, giảm nôn mửa và mệt mỏi.

CHỮA VÀNG DA, CẢI THIỆN CHỨC NĂNG GAN

Nước mía có khả năng khôi phục lại sức khỏe của các chức năng gan, giúp cân bằng điện giải cho cơ thể vì thế mà nước mía có thể chữa bệnh vàng da. Uống nước mía còn giúp bổ sung canxi cho xương của bạn, ngăn ngừa tình trạng loãng xương.

CẢI THIỆN TIÊU HOÁ, NGĂN NGỪA SỎI THẬN

Kali trong nước mía giúp bạn cân bằng độ pH trong dạ dày, hỗ trợ việc tiết dịch vị tiêu hóa và góp phần giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru; Sỏi thận xảy ra do tình trạng mất nước trong cơ thể, nước mía có một thành phần tự nhiên có thể phá vỡ sỏi thận. Trong nước mía không chứa cholesterol, ít natri, không có chất béo bão hòa nên có thể giúp bạn duy trì sức khỏe thận của bạn.

NGĂN NGỪA TẾ BÀO UNG THƯ PHÁT TRIỂN

Nước mía có tính kiềm do chứa nhiều khoáng chất như canxi, kali, sắt, mangan. Thêm nữa, nước mía chứa Flavones giúp ngăn ngừa các bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến vú và tuyến tiền liệt.

GIẢM NHẸ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Nước mía có chứa chất làm ngọt tự nhiên, lượng đường tự nhiên trong loại nước này có chỉ số đường huyết thấp. Vì vậy, nó không gây nguy hiểm hoặc làm tăng đường huyết. Người bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn, uống nước mía nhưng với một lượng vừa phải chứ không cần phải kiêng tuyệt đối.

CHỮA CẢM CÚM, CẢM LẠNH

Nếu trẻ nhỏ bị sốt thì có thể cho uống nước mía vì nó rất dễ uống, bù đắp lượng protein đã mất, giúp cơ thể nhanh hồi phục sau cơn sốt. Nước mía có thể giúp chữa lành các ổ viêm nhiễm làm giảm bệnh viêm họng, cảm lạnh và cúm. Cho trẻ ăn mía hoặc uống nước mía sẽ giảm tình trạng ra mồ hôi trộm.

KHI UỐNG NƯỚC MÍA CẦN LƯU Ý

Một ly nước mía 250ml có chứa khoảng 180 KCal. Mặc dù nước mía rất tốt cho sức khỏe và mang lại nhiều lợi ích nhưng khi uống cũng cần phải lưu ý:

  • Vào mùa hè nước mía được bán ở khắp nơi nhưng điều quan trọng là phải đảm bảo vệ sinh, máy ép mía phải sạch sẽ, tránh ruồi, bụi … chỉ dùng nước mía với một ít đá.
  • Không nên uống nước mía khi đang dùng các thực phẩm bổ sung, thuốc chống đông máu.
  • Không dùng nước mía khi bị đầy bụng, đường ruột yếu. Phụ nữ mang thai không nên dùng nhiều.

Vậy, thường xuyên uống nước mía có tốt không? Về bản chất nước mía rất ngọt, dù là đường tự nhiên song khi đã đi vào cơ thể đều chuyển thành glucose, chuyển hóa vào máu, làm tăng lượng đường trong máu.

Do đó, theo khuyến cáo chỉ nên uống loại nước này với số lượng vừa phải, không uống quá hai ly nước mía mỗi ngày và không dùng trong thời gian kéo dài.

Nước mía có tốt không

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *